SỰ NGUY HIỂM CỦA Ý NGHIỆP
Đề Bà Đạt Đa tu thiền có kết quả, thậm chí có một số thần thông, đôi khi nói đúng những điều quá khứ vị lai, nhờ thế mà chinh phục được vua A-xà-thế, lôi kéo được một số tỳ kheo. Nhưng ý nghiệp bên trong không sạch, chưa phải là một người đạo đức, nên sau này chống luôn cả Phật rồi bị đọa địa ngục A Tỳ. Vì vậy, ý nghiệp nhiều khi còn sâu hơn cả phương pháp tu tập thiền định bên ngoài.
Đức Phật dạy Bát Chánh Đạo là hết sức căn bản và cực kỳ chuẩn xác. Ta tu từ Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, tức là tu ý nghiệp trước, rồi mới tới Chánh Niệm, Chánh Định sau cùng. Phật dạy ta đi từ Chánh Kiến – Chánh Tư Duy – Chánh Ngữ – Chánh Nghiệp – Chánh Mạng, rồi bắt đầu mới đến Chánh Tinh Tấn – tức là thiền định từ đây mới được khởi đầu. Chánh Niệm, Chánh Định là cuối cùng, tức thiền định là điểm cuối cùng của điều thiện. Thiền định rất cao siêu, là cái lõi của sự tu hành trong đạo Phật.
Bởi vậy, khi chúng ta phát tâm tu tập thiền định thì phải tu ý nghiệp trước cho sạch, cho thuần thiện. Nghĩa là từ những tâm niệm, những tác ý trong đời sống hàng ngày lúc nào cũng phải chuẩn xác, đừng trở thành kẻ vô tâm mà vô tình trở thành ác.
Trích sách “Ý Nghiệp”
Ý Nghiệp
65.000₫
SỰ NGUY HIỂM CỦA Ý NGHIỆP
Đề Bà Đạt Đa tu thiền có kết quả, thậm chí có một số thần thông, đôi khi nói đúng những điều quá khứ vị lai, nhờ thế mà chinh phục được vua A-xà-thế, lôi kéo được một số tỳ kheo. Nhưng ý nghiệp bên trong không sạch, chưa phải là một người đạo đức, nên sau này chống luôn cả Phật rồi bị đọa địa ngục A Tỳ. Vì vậy, ý nghiệp nhiều khi còn sâu hơn cả phương pháp tu tập thiền định bên ngoài.
Đức Phật dạy Bát Chánh Đạo là hết sức căn bản và cực kỳ chuẩn xác. Ta tu từ Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, tức là tu ý nghiệp trước, rồi mới tới Chánh Niệm, Chánh Định sau cùng. Phật dạy ta đi từ Chánh Kiến – Chánh Tư Duy – Chánh Ngữ – Chánh Nghiệp – Chánh Mạng, rồi bắt đầu mới đến Chánh Tinh Tấn – tức là thiền định từ đây mới được khởi đầu. Chánh Niệm, Chánh Định là cuối cùng, tức thiền định là điểm cuối cùng của điều thiện. Thiền định rất cao siêu, là cái lõi của sự tu hành trong đạo Phật.
Bởi vậy, khi chúng ta phát tâm tu tập thiền định thì phải tu ý nghiệp trước cho sạch, cho thuần thiện. Nghĩa là từ những tâm niệm, những tác ý trong đời sống hàng ngày lúc nào cũng phải chuẩn xác, đừng trở thành kẻ vô tâm mà vô tình trở thành ác.
Trích sách “Ý Nghiệp”
Đánh giá Ý Nghiệp