GHÉT ĐIỀU XẤU CHỨ KHÔNG GHÉT NGƯỜI XẤU
Một người sống khoan dung, độ lượng sẽ không ghét ai, ai họ cũng thương, họ không gạt bỏ bất cứ người nào ra khỏi tâm mình. Dù biết người đó là người xấu, người đó còn hẹp hòi, ích kỷ, tham lam, tính tình kỳ cục, khó ưa… nhưng không bao giờ họ có ý “nghỉ chơi” với người đó, không bao giờ có ý gạt bỏ người đó ra khỏi cuộc đời mình.
Người khoan dung ghét điều xấu chứ không ghét người xấu. Lúc nào trong tâm họ cũng mong muốn tìm cách giúp người xấu vượt qua lỗi lầm, sửa đổi tâm hồn, hoàn thiện nhân cách. Có thể lúc này chưa giúp người ta sửa được thì để lúc khác, kiếp này không giúp được thì nguyện kiếp khác, tùy duyên ứng xử, không thờ ơ nhưng cũng không nóng vội, và không có ý nghĩ sẽ bỏ mặc người. Đó là tính cách của người biết sống khoan dung độ lượng.
Khi gặp chuyện trái ý nghịch lòng hay gặp phải những người khó chịu, khó ưa… thì những người dữ thường dễ giận, dễ nổi nóng, dễ xung đột. Còn người hiền lành thì họ không giận mà chỉ mong từ từ tìm cách độ người. Tính chất khoan dung độ lượng đó chỉ có nơi người hiền lành khiêm hạ.
Có thể nói, nếu ai mình cũng thương được, một tình thương đại đồng tràn đầy đạo lý thì đó là dấu hiệu của việc tu hành chín chắn. Tu lên mức độ cao hơn nữa, tức là sự hiền lành, độ lượng biến thành lòng từ bi, yêu thương khắp tất cả: dù là chúng sinh nơi cõi vô hình hay hữu hình, dù là động vật hay thực vật, dù là người có phước hay thiếu phước, dù là kẻ sang người hèn, dù là kẻ dở người hay, dù là người quen hay người lạ, dù là đồng bào mình hay người dân tộc khác… mình đều thương không phân biệt, thì đây là kết quả của việc tu tập đã sâu dày, lớn lao.
Trích sách “Đất” – TT. Thích Chân Quang
Đất
35.000₫
GHÉT ĐIỀU XẤU CHỨ KHÔNG GHÉT NGƯỜI XẤU
Một người sống khoan dung, độ lượng sẽ không ghét ai, ai họ cũng thương, họ không gạt bỏ bất cứ người nào ra khỏi tâm mình. Dù biết người đó là người xấu, người đó còn hẹp hòi, ích kỷ, tham lam, tính tình kỳ cục, khó ưa… nhưng không bao giờ họ có ý “nghỉ chơi” với người đó, không bao giờ có ý gạt bỏ người đó ra khỏi cuộc đời mình.
Người khoan dung ghét điều xấu chứ không ghét người xấu. Lúc nào trong tâm họ cũng mong muốn tìm cách giúp người xấu vượt qua lỗi lầm, sửa đổi tâm hồn, hoàn thiện nhân cách. Có thể lúc này chưa giúp người ta sửa được thì để lúc khác, kiếp này không giúp được thì nguyện kiếp khác, tùy duyên ứng xử, không thờ ơ nhưng cũng không nóng vội, và không có ý nghĩ sẽ bỏ mặc người. Đó là tính cách của người biết sống khoan dung độ lượng.
Khi gặp chuyện trái ý nghịch lòng hay gặp phải những người khó chịu, khó ưa… thì những người dữ thường dễ giận, dễ nổi nóng, dễ xung đột. Còn người hiền lành thì họ không giận mà chỉ mong từ từ tìm cách độ người. Tính chất khoan dung độ lượng đó chỉ có nơi người hiền lành khiêm hạ.
Có thể nói, nếu ai mình cũng thương được, một tình thương đại đồng tràn đầy đạo lý thì đó là dấu hiệu của việc tu hành chín chắn. Tu lên mức độ cao hơn nữa, tức là sự hiền lành, độ lượng biến thành lòng từ bi, yêu thương khắp tất cả: dù là chúng sinh nơi cõi vô hình hay hữu hình, dù là động vật hay thực vật, dù là người có phước hay thiếu phước, dù là kẻ sang người hèn, dù là kẻ dở người hay, dù là người quen hay người lạ, dù là đồng bào mình hay người dân tộc khác… mình đều thương không phân biệt, thì đây là kết quả của việc tu tập đã sâu dày, lớn lao.
Trích sách “Đất” – TT. Thích Chân Quang
Đánh giá Đất