Đa số những người nghiên cứu đạo Phật đều biết Thiền tông là cội gốc của đạo Phật. Các vị Tổ của ta từ nhiều đời trước đều là Thiền sư, thế nhưng tại sao đến đời đệ tử của các Ngài lại tu theo Tịnh Độ, đồng thời tạo nên sự chia rẽ trong nội bộ Phật giáo?
Theo dòng lịch sử, với sự chuyển biến của thời cuộc, Tịnh Độ tông đã ra đời với nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng tựu chung lại, người theo Tịnh Độ chỉ niệm Phật với ước nguyện vãng sinh cực lạc, và vì dễ tu nên nhiều người theo. Đồng thời, bên Thiền tông cũng có những Thiền sư đắc đạo lẫy lừng nên cũng thu hút khá nhiều đệ tử. Và như thế cả hai dòng cứ đi song song nhau như thế rất lâu. Tuy nhiên, đi song song nghĩa là có chia rẽ. Người tu Thiền cho là mình tu “trực chỉ chân tâm, kiến tánh thành Phật”; người tu Tịnh Độ thì quan niệm “niệm Phật nhất tâm, vãng sinh Cực Lạc quốc”. Hai khuynh hướng này nghe chẳng hề giống nhau, làm cho nhiều người phải phân vân tự hỏi “Đạo Phật là của ai?”. Câu hỏi đó cứ ngấm ngầm mà tạo nên mầm chia rẽ vô cùng trầm trọng.
Các vị Tổ Sư đã ray rứt, không muốn đạo Phật bị chia cắt nên tìm cách dung hợp lại bằng cách khởi xướng, khuyến khích phương pháp THIỀN TỊNH SONG TU. Các vị xiển dương “Tu tịnh Độ nếu có thêm Thiền, hoặc tu Thiền có thêm Tịnh Độ thật chẳng khác chi Hổ Thêm Sừng”
Kính mời quý Phật tử cùng đọc ấn phẩm THIỀN TỊNH SONG TU để tìm hiểu sâu hơn về hai Tông phái phổ biến của Phật giáo Việt Nam, từ đó thấy được sự quan trọng của cả hai trên bước đường tu tập của bản thân mình.
Đánh giá Thiền Tịnh Song Tu