Mục tiêu của đạo Phật là đi tìm sự vô ngã, giáo lý của đạo Phật là hoàn toàn diệt ngã, trí tuệ của đạo Phật là thấy rõ bản chất của bản ngã không là gì cả. Đó chính là điều cốt lõi của đạo Phật”.
Trong lịch sử giáo hóa của Đức Phật, lần đầu tiên tại vườn Lộc Uyển, Đức Phật giảng ba bài pháp quan trọng là Trung Đạo – Tứ Diệu Đế – Vô Ngã Tướng. Trong đó “Vô Ngã Tướng ” là bài pháp đã giúp năm anh em Kiều Trần Như lần lượt chứng được thánh quả A la hán. Nghĩa là bài Vô Ngã Tướng rất quan trọng. Nếu chúng ta xem bài Tứ Diệu Đế là tuyên ngôn của Phật giáo, bao trùm hết giáo lý đạo Phật thì bài Vô Ngã Tướng đưa người ta đến đỉnh cao chứng ngộ, đắc đạo.
Đức Phật đã nhận thấy rõ bản chất cuộc đời vốn là đau khổ. Đau khổ cũng từ chấp ngã mà ra. Một khi bản ngã vẫn còn, chúng sinh sống không thể không tạo nghiệp. Bản ngã là nơi dung dưỡng mầm mống của mọi đau khổ, là hang ổ chất chứa bao sân si tội lỗi, là nguyên nhân khiến chúng sinh phải đọa lạc luân hồi. Chính vì thế, Đức Phật đã xác định rõ mục tiêu tu tập là đạt đến vô ngã. Người đệ tử Phật phải luôn ý thức tu hành để diệt ngã. Ta tu làm sao để không còn thấy một “cái ta” phân biệt nữa, mà chung đồng, tâm đồng tâm, muôn người chỉ là một mà thôi.
Trong đạo Phật, mục tiêu Vô ngã là mục tiêu tối thượng. Dù tu pháp môn nào nhưng tất cả những người đệ từ Phật đều phải xác định “Vô Ngã” là mục tiêu hướng về. Pháp môn nào đáp ứng được điều này thì ta chấp nhận pháp môn đó là chân chính trong đạo Phật.
Người xưa có câu “Sai một li đi một dặm”, đó là nói trên đường đời, nhưng trên đường đạo, nếu tu sai dù chỉ một li thì mất luôn ngàn kiếp tu hành, mãi chìm đắm trong vô minh và tà kiến. Ví như ta tu một pháp môn mà cả mỗi ngày bản ngã lớn dần thì xem như ta đi sai đường của Phật dạy, cũng tức là ta đang tụt dốc, bị đẩy xuống địa ngục. Cho nên, chúng ta phải cẩn thận với đường lối tu tập.
Đạo đức Vô ngã là đỉnh cao trong trí tuệ của đạo Phật. Người đệ tử Phật khi đến với đạo dù xuất gia hay tại gia, dù tu theo bất kỳ tông phái nào, vẫn phải hướng về vô ngã. Một người thật sự vô ngã khi không còn thấy một “cái ta” riêng biệt, không thấy mình khác với mọi người, thấy tất cả chỉ là một, là sự chung đồng hợp nhất. Những ai sống đời vô ngã sẽ mãi là một tấm gương cao đẹp vô ngần để tất cả mọi người phải quý kính noi theo.
Tâm Vô Ngã
80.000₫
Mục tiêu của đạo Phật là đi tìm sự vô ngã, giáo lý của đạo Phật là hoàn toàn diệt ngã, trí tuệ của đạo Phật là thấy rõ bản chất của bản ngã không là gì cả. Đó chính là điều cốt lõi của đạo Phật”.
Trong lịch sử giáo hóa của Đức Phật, lần đầu tiên tại vườn Lộc Uyển, Đức Phật giảng ba bài pháp quan trọng là Trung Đạo – Tứ Diệu Đế – Vô Ngã Tướng. Trong đó “Vô Ngã Tướng ” là bài pháp đã giúp năm anh em Kiều Trần Như lần lượt chứng được thánh quả A la hán. Nghĩa là bài Vô Ngã Tướng rất quan trọng. Nếu chúng ta xem bài Tứ Diệu Đế là tuyên ngôn của Phật giáo, bao trùm hết giáo lý đạo Phật thì bài Vô Ngã Tướng đưa người ta đến đỉnh cao chứng ngộ, đắc đạo.
Đức Phật đã nhận thấy rõ bản chất cuộc đời vốn là đau khổ. Đau khổ cũng từ chấp ngã mà ra. Một khi bản ngã vẫn còn, chúng sinh sống không thể không tạo nghiệp. Bản ngã là nơi dung dưỡng mầm mống của mọi đau khổ, là hang ổ chất chứa bao sân si tội lỗi, là nguyên nhân khiến chúng sinh phải đọa lạc luân hồi. Chính vì thế, Đức Phật đã xác định rõ mục tiêu tu tập là đạt đến vô ngã. Người đệ tử Phật phải luôn ý thức tu hành để diệt ngã. Ta tu làm sao để không còn thấy một “cái ta” phân biệt nữa, mà chung đồng, tâm đồng tâm, muôn người chỉ là một mà thôi.
Trong đạo Phật, mục tiêu Vô ngã là mục tiêu tối thượng. Dù tu pháp môn nào nhưng tất cả những người đệ từ Phật đều phải xác định “Vô Ngã” là mục tiêu hướng về. Pháp môn nào đáp ứng được điều này thì ta chấp nhận pháp môn đó là chân chính trong đạo Phật.
Người xưa có câu “Sai một li đi một dặm”, đó là nói trên đường đời, nhưng trên đường đạo, nếu tu sai dù chỉ một li thì mất luôn ngàn kiếp tu hành, mãi chìm đắm trong vô minh và tà kiến. Ví như ta tu một pháp môn mà cả mỗi ngày bản ngã lớn dần thì xem như ta đi sai đường của Phật dạy, cũng tức là ta đang tụt dốc, bị đẩy xuống địa ngục. Cho nên, chúng ta phải cẩn thận với đường lối tu tập.
Đạo đức Vô ngã là đỉnh cao trong trí tuệ của đạo Phật. Người đệ tử Phật khi đến với đạo dù xuất gia hay tại gia, dù tu theo bất kỳ tông phái nào, vẫn phải hướng về vô ngã. Một người thật sự vô ngã khi không còn thấy một “cái ta” riêng biệt, không thấy mình khác với mọi người, thấy tất cả chỉ là một, là sự chung đồng hợp nhất. Những ai sống đời vô ngã sẽ mãi là một tấm gương cao đẹp vô ngần để tất cả mọi người phải quý kính noi theo.
Đánh giá Tâm Vô Ngã