NHÌN VÀO VŨ TRỤ
Vũ trụ có đơn thuần là vật chất, là năng lượng, là không gian mênh mông, là thời gian vô tận hay không – hay còn những yếu tố bí ẩn nào khác nữa?
Và cuối cùng, vũ trụ bắt đầu từ đâu?
Con người chưa bao giờ thôi khát khao truy tìm nguồn gốc của muôn loài vạn vật. Tuy nhiên, từ niềm tin về một Thượng đế sáng tạo ra trời đất cho đến niềm tin về một vụ nổ ban đầu khiến vũ trụ hình thành (thuyết BigBang)… tất cả đều chỉ luẩn quẩn trong những gì “mắt-thấy”. Mà “CHÂN LÝ THÌ KHÔNG PHẢI LÀ ĐIỀU MẮT TA NHÌN THẤY, MÀ LÀ ĐIỀU TRÍ TUỆ TA PHÁT HIỆN RA”.
Vào năm 1963 một nhà thiên văn đã phát hiện ra một đám mây khí hydro khổng lồ đang tăng tốc và có thể sẽ va chạm với dải Ngân hà. Đám mây hydro tên “Đám mây của Smith” (Smith’s Cloud) có thể tạo ra cả một cảnh tượng pháo hoa ngoạn mục khi va đập với dải Thiên hà trong vòng 20 – 40 triệu năm tới. Nó có thể “sinh ra hàng triệu ngôi sao như mặt trời, khởi đầu cho sự bùng nổ những ngôi sao mới trong dải Ngân hà…”.
(Theo BBC News)
Những đám mây khí hydro xa xôi đó thật sự đã đóng góp như thế nào vào sự hình thành vũ trụ? Câu trả lời sẽ có trong cuốn “NHÌN VỀ VŨ TRỤ”. Cuốn sách còn hé mở cái nhìn độc đáo về các định luật, những bí ẩn muôn đời: lực hấp dẫn, sóng hấp dẫn là gì, các thiên thể, những hố đen được hình thành ra sao, làm sao để phá trọng lực… Tất cả đều sẽ khiến bạn ngạc nhiên về sự uyên thâm đặc biệt của một nhà tu hành.
Tuy nhiên, cuốn “Nhìn về vũ trụ” này không dành cho những ai mê đắm trong niềm tin Thần quyền, rằng có một Thượng Đế đã tạo ra tất cả. Cuốn sách này cũng không dành cho những ai khư khư với “chủ nghĩa hẹp hòi”, tức là chỉ chấp nhận những gì mắt thấy tai nghe hoặc những gì khoa học đã chứng minh được, còn lại phủ nhận tất cả.
Cuốn “Nhìn về vũ trụ” dành cho những ai có khao khát đi tìm chân lý, có dũng cảm dám rũ bỏ những niềm tin cố hữu của mình.
Cuối cùng, xin kết lại bằng trích đoạn sau trong cuốn sách:
“Nếu so với kích thước của vũ trụ thì chúng ta chưa là một hạt bụi. Nhưng có một điều đáng quý là chúng ta có thể đạt được sự giác ngộ. Nếu chúng ta tinh tấn tu hành thì sẽ giác ngộ để trở thành cả vũ trụ. Như vậy, từ cái không đáng là một hạt bụi, nhưng nếu có sự giác ngộ thì giá trị nhỏ bé đó sẽ trở thành tuyệt đối. Nếu không có giá trị của sự giác ngộ trong tâm hồn, mà tâm ta chỉ toàn những hơn thua – tham – sân si, thì sự thật chúng ta chưa đáng là một hạt bụi. Chúng ta phải hiểu điều này. Sự tồn tại và xuất hiện của mình thực sự không ảnh hưởng tới vũ trụ vì vũ trụ lớn quá ngoài sức tưởng tượng của con người”…
Đánh giá Nhìn Vào Vũ Trụ